DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 8 – 15/12

1. TRÊN LÚA

a) Các tỉnh Nam bộ

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ, có thể nhiễm nặng cục bộ. Tuy nhiên rầy trưởng thành vẫn còn di trú không tập trung do lúa thu đông đang thu hoạch rộ.

Cần kiểm tra kỹ ruộng lúa, không nên phun thuốc trừ rầy nâu di trú, chỉ phòng trừ khi mật độ rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3 xử lý bằng thuốc chống lột xác.

Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tại địa phương.

- Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để chủ động phòng trừ, nên bón phân cân đối tránh thừa đạm.

- Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý chuột ở giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Tuy diện tích còn ít nhưng cần tập trung theo dõi và phòng trừ một số bệnh trên bông hạt như bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt.

2. TRÊN CÂY TRỒNG KHÁC.

- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Bệnh đốm lá, rệp, sâu cắn lá, đục thân, bắp, ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ - trung bình. Tiếp tục theo dõi, kịp thời phòng trừ những diện tích có mật độ sâu cao bằng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo hiệu quả và an toàn trong sản xuất.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm có xu hướng tăng; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to – thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

- Cây nhãn, chôm chôm: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh.

- Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục gây hại cục bộ tại một số tỉnh miền Bắc, giảm về mật độ ở một số tỉnh vùng khu 4.

Theo Cục BVTV -  báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 8 – 15/12

1. TRÊN LÚA

a) Các tỉnh Nam bộ

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ, có thể nhiễm nặng cục bộ. Tuy nhiên rầy trưởng thành vẫn còn di trú không tập trung do lúa thu đông đang thu hoạch rộ.

Cần kiểm tra kỹ ruộng lúa, không nên phun thuốc trừ rầy nâu di trú, chỉ phòng trừ khi mật độ rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3 xử lý bằng thuốc chống lột xác.

Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tại địa phương.

- Điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để chủ động phòng trừ, nên bón phân cân đối tránh thừa đạm.

- Ngoài các đối tượng trên, cần lưu ý chuột ở giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Tuy diện tích còn ít nhưng cần tập trung theo dõi và phòng trừ một số bệnh trên bông hạt như bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt.

2. TRÊN CÂY TRỒNG KHÁC.

- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Bệnh đốm lá, rệp, sâu cắn lá, đục thân, bắp, ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ - trung bình. Tiếp tục theo dõi, kịp thời phòng trừ những diện tích có mật độ sâu cao bằng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo hiệu quả và an toàn trong sản xuất.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm có xu hướng tăng; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to – thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

- Cây nhãn, chôm chôm: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh.

- Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục gây hại cục bộ tại một số tỉnh miền Bắc, giảm về mật độ ở một số tỉnh vùng khu 4.

Theo Cục BVTV -  báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC