Bình Điền kết nghĩa với Bon R’Long Phe (Đắk Nông): GIÚP ĐỒNG BÀO CÁI CẦN CÂU

Sau thời gian chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo, ngày 27 tháng 11 năm 2015, Cty CP Phân bón Bình Điền và Bon R’Long Phe (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã tổ chức lễ ký giao ước kết nghĩa giai đoạn 2015- 2020. Đại diện Ban chỉ đạo Tây nguyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các ban ngành tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Glong, xã Quảng Sơn cùng 290 hộ dân bon R’Long Phe đã về dự.

Xa ngái R’Long Phe.

Từ thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi phải vượt qua chặng đường gần 50 km, qua nhiều đèo, dốc mới đến được bon R’Long Phe.

Trưởng ban tự quản bon, ông Y D Rông, cho biết: “Bon R’ Long Phe có diện tích đất tự nhiên 450 ha, trong đó đất trồng lúa chỉ có 6 ha (1,5%), còn lại chủ yếu đất trồng cà phê và điều, trong đó đất trồng cà phê chiếm trên 94%. R’ Long Phe là bon thuộc vùng 3, với 209 hộ, tổng cộng gần 1000 nhân khẩu, trong đó trên 60 % là đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp về điện, đường, trường, trạm…cuộc sống của người dân trong bon đã tương đối ổn định, có hộ vươn lên khá giả, bon hoàn thành được một số chỉ tiêu của nhà nước.

Tuy vậy, do địa bàn xa xôi, trình độ dân trí rất thấp, việc tiếp cận các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, ngân hàng…gặp nhiều khó khăn. Lại với cung cách, tập quán làm ăn cũ, lạc hậu, rất khó cho chuyển đổi tư duy sản xuất và cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo tăng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 số hộ nghèo và cận nghè trong bon chiếm gần 43%.”

Làm sao để xóa đói, giảm nghèo, đưa được đời sống của đồng bào nơi đây vươn lên no, đủ, khá giả? Cùng với nhiều chương trình, dự án, biện pháp hành chính, từ năm 2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã có Chỉ thị về việc kết nghĩa giữa các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang với các buôn, bon, làng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn xa xôi, khó khăn về nhiều mặt nhằm tăng cường tình đoàn kết, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giúp bà con làm giàu, xây dựng nông thôn mới. “Bình Điền được chọn kết nghĩa với bon R’ Long Phe đang rất khó khăn của tỉnh là nhờ ở uy tín thương hiệu và trách nhiệm xã hội rất cao của lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên Cty với đồng bào ở vùng đất đại ngàn cao nguyên xa xôi này”- Ông K Bốt, tỉnh ủy viên, Trưởng ban dân tộc tỉnh Đắk Nông, nói.

Giúp đồng bào cái cần câu.

Ông Lê Quốc Phong TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, phát biểu: “Bà con trong bon đã nghe 10 mục tiêu phấn đấu mà Cty vừa ký kết với bon. Chúng tôi đã đề ra hàng loạt các biện pháp cụ thể, chủ động để thực hiện từng bước, sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra; nhưng bà con cũng phải thực hiện đúng, đủ những nội dung đã ký kết. Hai bên hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo đó, Bình Điền tập trung vào hai khâu. Trước hết là đưa ánh sáng khoa học - kỹ thuật đến với công việc sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con. Thông qua Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hội  đồng cố vấn khoa học của Cty, các nhà khoa học sẽ có mặt thường xuyên, kịp thời tại bon giúp bà con chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và cách thức chăm sóc cây con cụ thể để đạt được năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, giúp bà con gia tăng lợi nhuận. Bình điền sẽ cung cấp phân bón chất lượng cao, số lượng lớn cho các hộ sản xuất trong bon có nhu cầu, với giá bán thật tình nghĩa, không tính lãi, cho trả chậm với các hộ nghèo. Chúng ta cùng nhau phấn đấu để đến năm 2020 số hộ nghèo trong bon chỉ còn dưới 10%, hộ khá giả, giàu có tăng 100% so với năm 2015. Năng suất cây trồng tăng từ 10 đến 15% so với năm 2015.

Bình Điền từng bước trang bị vật tư phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, nâng cao dân trí, giúp người dân, nhất là thanh thiếu niên có cuộc sống lành mạnh, mở được cửa sổ ra với thế giới từ các phương tiện nghe nhìn, phổ cập tin học.

Bình Điền định kỳ và thường xuyên tổ chức cán bộ y tế đến thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bà con, hướng dẫn bà con trong bon cách thức phòng chống dịch bệnh, ăn ở hợp vệ sinh, tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, bon luôn sạch, đẹp.

Về lâu dài, Bình Điền bảo đảm cho 100% trẻ em trong bon đến tuổi đi học được đến trường, quyết không để em nào phải bỏ học vì nhà quá nghèo khó. Hằng năm tổ chức khen thưởng học sinh giỏi ở các cấp học. Cung cấp học bổng cho các em đỗ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp, tạo điều kiện cho các em ra trường trở về xây dựng địa phương.”

Rất tâm đắc với chương trình, mục tiêu kết nghĩa, bà H’Ngăm Nie Kdam, phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, khẳng định: “Tôi đã dự, đã theo sát hoạt động kết nghĩa của Bình Điền với đồng bào từ hơn 10 năm qua ở buôn Eana (Đắk Lắk), nên có thể nói đây là may mắn của bà con bon R’Long Phe khi được kết nghĩa với một doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm giúp đỡ đồng bào. Cái quan trọng nhất mà Bình Điền mang đến cho bà con nơi đây là ánh sáng khoa học - kỹ thuật, nó sẽ mở ra trang mới trong cung cách làm ăn của bà con. Muốn đi lên văn minh thì bản thân đồng bào mình phải nỗ lực, không được ỷ lại. Không chỉ nhận quà tặng, nhận trợ cấp thiếu đói mà phải nắm lấy cái cần câu để câu cho được con cá to. Đã là cơ hội rồi thì đồng bào phải nắm lấy, chỉ có nỗ lực vươn lên chứ không được thụt lùi.

Rất đồng tình, cả già làng M Bốch và nông dân K’ Út Cy’Út đều hy vọng tới đây bon sẽ có được nhiều cái mới, mà mới nhất là bà con được hướng dẫn và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cũng như tổ chức cuộc sống gia đình của mình theo hướng văn minh.

Xa hơn, ông Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT lưu ý, hiện Bộ đang rất qua tâm đến các dự án phát triển cà phê ở Tây Nguyên, như tại Đắk Nông đây. Các hoạt động kết nghĩa, cao hơn địa phương cần giúp người dân thực hiện theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản; làm cho các buôn làng xa xôi của đại ngàn Tây Nguyên ngày càng giàu có, trù phú.”

Trần Đình Thế


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Bình Điền kết nghĩa với Bon R’Long Phe (Đắk Nông): GIÚP ĐỒNG BÀO CÁI CẦN CÂU

Sau thời gian chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo, ngày 27 tháng 11 năm 2015, Cty CP Phân bón Bình Điền và Bon R’Long Phe (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã tổ chức lễ ký giao ước kết nghĩa giai đoạn 2015- 2020. Đại diện Ban chỉ đạo Tây nguyên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các ban ngành tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Glong, xã Quảng Sơn cùng 290 hộ dân bon R’Long Phe đã về dự.

Xa ngái R’Long Phe.

Từ thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi phải vượt qua chặng đường gần 50 km, qua nhiều đèo, dốc mới đến được bon R’Long Phe.

Trưởng ban tự quản bon, ông Y D Rông, cho biết: “Bon R’ Long Phe có diện tích đất tự nhiên 450 ha, trong đó đất trồng lúa chỉ có 6 ha (1,5%), còn lại chủ yếu đất trồng cà phê và điều, trong đó đất trồng cà phê chiếm trên 94%. R’ Long Phe là bon thuộc vùng 3, với 209 hộ, tổng cộng gần 1000 nhân khẩu, trong đó trên 60 % là đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp về điện, đường, trường, trạm…cuộc sống của người dân trong bon đã tương đối ổn định, có hộ vươn lên khá giả, bon hoàn thành được một số chỉ tiêu của nhà nước.

Tuy vậy, do địa bàn xa xôi, trình độ dân trí rất thấp, việc tiếp cận các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, ngân hàng…gặp nhiều khó khăn. Lại với cung cách, tập quán làm ăn cũ, lạc hậu, rất khó cho chuyển đổi tư duy sản xuất và cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo tăng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 số hộ nghèo và cận nghè trong bon chiếm gần 43%.”

Làm sao để xóa đói, giảm nghèo, đưa được đời sống của đồng bào nơi đây vươn lên no, đủ, khá giả? Cùng với nhiều chương trình, dự án, biện pháp hành chính, từ năm 2004 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã có Chỉ thị về việc kết nghĩa giữa các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang với các buôn, bon, làng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn xa xôi, khó khăn về nhiều mặt nhằm tăng cường tình đoàn kết, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giúp bà con làm giàu, xây dựng nông thôn mới. “Bình Điền được chọn kết nghĩa với bon R’ Long Phe đang rất khó khăn của tỉnh là nhờ ở uy tín thương hiệu và trách nhiệm xã hội rất cao của lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên Cty với đồng bào ở vùng đất đại ngàn cao nguyên xa xôi này”- Ông K Bốt, tỉnh ủy viên, Trưởng ban dân tộc tỉnh Đắk Nông, nói.

Giúp đồng bào cái cần câu.

Ông Lê Quốc Phong TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, phát biểu: “Bà con trong bon đã nghe 10 mục tiêu phấn đấu mà Cty vừa ký kết với bon. Chúng tôi đã đề ra hàng loạt các biện pháp cụ thể, chủ động để thực hiện từng bước, sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra; nhưng bà con cũng phải thực hiện đúng, đủ những nội dung đã ký kết. Hai bên hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Theo đó, Bình Điền tập trung vào hai khâu. Trước hết là đưa ánh sáng khoa học - kỹ thuật đến với công việc sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con. Thông qua Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hội  đồng cố vấn khoa học của Cty, các nhà khoa học sẽ có mặt thường xuyên, kịp thời tại bon giúp bà con chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và cách thức chăm sóc cây con cụ thể để đạt được năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, giúp bà con gia tăng lợi nhuận. Bình điền sẽ cung cấp phân bón chất lượng cao, số lượng lớn cho các hộ sản xuất trong bon có nhu cầu, với giá bán thật tình nghĩa, không tính lãi, cho trả chậm với các hộ nghèo. Chúng ta cùng nhau phấn đấu để đến năm 2020 số hộ nghèo trong bon chỉ còn dưới 10%, hộ khá giả, giàu có tăng 100% so với năm 2015. Năng suất cây trồng tăng từ 10 đến 15% so với năm 2015.

Bình Điền từng bước trang bị vật tư phục vụ các hoạt động văn hóa thể thao, nâng cao dân trí, giúp người dân, nhất là thanh thiếu niên có cuộc sống lành mạnh, mở được cửa sổ ra với thế giới từ các phương tiện nghe nhìn, phổ cập tin học.

Bình Điền định kỳ và thường xuyên tổ chức cán bộ y tế đến thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bà con, hướng dẫn bà con trong bon cách thức phòng chống dịch bệnh, ăn ở hợp vệ sinh, tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, bon luôn sạch, đẹp.

Về lâu dài, Bình Điền bảo đảm cho 100% trẻ em trong bon đến tuổi đi học được đến trường, quyết không để em nào phải bỏ học vì nhà quá nghèo khó. Hằng năm tổ chức khen thưởng học sinh giỏi ở các cấp học. Cung cấp học bổng cho các em đỗ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp, tạo điều kiện cho các em ra trường trở về xây dựng địa phương.”

Rất tâm đắc với chương trình, mục tiêu kết nghĩa, bà H’Ngăm Nie Kdam, phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, khẳng định: “Tôi đã dự, đã theo sát hoạt động kết nghĩa của Bình Điền với đồng bào từ hơn 10 năm qua ở buôn Eana (Đắk Lắk), nên có thể nói đây là may mắn của bà con bon R’Long Phe khi được kết nghĩa với một doanh nghiệp lớn, có tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm giúp đỡ đồng bào. Cái quan trọng nhất mà Bình Điền mang đến cho bà con nơi đây là ánh sáng khoa học - kỹ thuật, nó sẽ mở ra trang mới trong cung cách làm ăn của bà con. Muốn đi lên văn minh thì bản thân đồng bào mình phải nỗ lực, không được ỷ lại. Không chỉ nhận quà tặng, nhận trợ cấp thiếu đói mà phải nắm lấy cái cần câu để câu cho được con cá to. Đã là cơ hội rồi thì đồng bào phải nắm lấy, chỉ có nỗ lực vươn lên chứ không được thụt lùi.

Rất đồng tình, cả già làng M Bốch và nông dân K’ Út Cy’Út đều hy vọng tới đây bon sẽ có được nhiều cái mới, mà mới nhất là bà con được hướng dẫn và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cũng như tổ chức cuộc sống gia đình của mình theo hướng văn minh.

Xa hơn, ông Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT lưu ý, hiện Bộ đang rất qua tâm đến các dự án phát triển cà phê ở Tây Nguyên, như tại Đắk Nông đây. Các hoạt động kết nghĩa, cao hơn địa phương cần giúp người dân thực hiện theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản; làm cho các buôn làng xa xôi của đại ngàn Tây Nguyên ngày càng giàu có, trù phú.”

Trần Đình Thế

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC